Cúng Ông Công – Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp (Âm Lịch) hàng năm từ lâu đã là 1 nét văn hóa tin nhưỡng không thể thiếu vào mỗi dịp năm hết tết đến. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Đây là những vị thần trực tiếp bẩm báo với Ngọc Hoàng những điều lành dữ, phúc đức cũng như việc làm đạo lý của các thành viên trong gia đình. Từ đó, Ngọc Hoàng sẽ định đoạt Cát – Hung cho gia chủ. Vì vậy, vào những ngày này gia đình nào cũng đều sắm sửa, chuẩn bị 1 mâm cúng thật đủ đầy và long trọng để tiễn Ông Công – Ông Táo về trời.
Nhưng cúng Ông Công – Ông Táo vào ngày giờ nào là tốt nhất và nên chuẩn bị những gì cho mâm cúng thì không phải ai cũng biết.
Theo quan niệm từ nhân gian, thời điểm cúng Ông Công – Ông Táo tốt nhất là từ tối ngày 22 đến sáng ngày 23 tháng Chạp (Âm Lịch). Việc cúng nên kết thúc trước khi qua giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 13 giờ chiều). Bởi đây là thời điểm các vị thần quy tụ lại để chuẩn bị về trời.
Nếu bạn có thời gian thì có thể bắt đầu cúng Ông Công – Ông Táo từ ngày 21 đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tùy vào từng điều kiện cũng như sắp xếp thời gian cụ thể mà bạn có thể lựa chọn thời gian cúng sao cho phù hợp nhất.
Khi cúng xong, bạn chỉ cần để hương cháy đến khoảng 2/3 nén hương là đã có thể mang đi hóa cùng với vàng mã. Sau đó mang cá đi phóng sinh để tiễn ông Táo chầu trời.
Trước hết phải nói là mâm cúng Ông Công – Ông Táo không phải đều giống nhau. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, vùng miền và văn hóa mà mỗi nơi lại có 1 cách chuẩn bị mâm cúng Ông Công – Ông Táo khác nhau.
Lễ vật cúng Ông Công – Ông Táo (Táo Công) bao gồm 3 chiếc mũ (hai mũ ông và một mũ bà. Mũ của hai Táo Ông có 2 cánh chuồn còn mũ của Táo Bà thì không có cánh chuồn) và 3 con cá chép còn sống để làm “phương tiện” đưa Táo Quân chầu trời. Ngoài lễ vật, vàng mã, cá chép thì nhiều nơi còn cúng cả xôi chè (thường là chè bà cốt). Khi nấu mọi người thường cố ý để chè vương lên ông đầu rau hoặc chủ động bôi chè lên ông đầu rau. Ngụ ý của hành động này là để Táo Quân lên chầu trời sẽ tâu bày ngọt giọng hơn.
Theo quan niệm thì đây cũng là thời điểm bàn giao công việc và nghỉ ngơi của Táo Quân và Hành Khiển cho nên các gia đình cũng tranh thủ dọn dẹp sạch bàn thờ trong gia đình. Lau chùi sạch sẽ bát hương, đốt hết toàn bộ chân nhang cũ… để đón chào năm mới.
Về cơ bản, lễ cúng ở miền Nam cũng có 1 số nét tương đồng với các tỉnh miền Bắc. Nhưng người miền Nam lại có thêm 1 đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và 1 bộ “ngựa chạy – cò bay” (bao gồm hình con ngựa và con cò được cắt bằng giấy nhưng không có khung tre cầu kì theo kiểu miền Bắc). Phong tục cúng ở miền Nam cũng khác ở miền Bắc ở 1 số điểm như không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không thờ áo mũ nên cũng không có tục hóa vàng áo mũ thờ… Có thể còn nấu thêm chè xôi nhưng nếu không có thì có thể thay bằng 1 mâm trái cây đơn giản.
Mâm cúng truyền thống ở miền Bắc bao gồm rất nhiều món. Trong đó cơ bản bao gồm:
- Gạo
- Muối
- Thịt vai lợn luộc,
- Bát canh mọc
- Một món xào thập cẩm
- Giò
- Xôi gấc
- Chè kho
- Ấm trà sen
- Ba chén rượu
- Bưởi
- Cau + Lá trầu
- 1 lọ hoa cúc
- Hoa quả
- Cá chép (sống)
- Tiền vàng mã
Với những gia đình đang có trẻ em thì còn cúng thêm 1 con gà luộc. Gà luộc phải thuộc loại gà cồ (gà mới tập gáy, gà mới lớn). Với ngụ ý là nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này có được sinh khí và nghị lực hiên ngang như con gà cồ vậy.
Còn ở miền Nam, tùy theo gia cảnh và lễ vật cơ bản theo từng vùng miền . Người miền Nam còn làm 1 lễ mặn bao gồm chân giò luộc , xôi gà, các món canh … hoặc là lễ chay với hoa quả , trầu cau , giấy vàng , giấy bạc … để tiễn Táo Quân .
Như đã nói ở trên, lễ cúng Táo Quân cần phải được tiến hành trước thời điểm ông Táo bay về trời (tức trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp). Sau khi làm lễ xong, các gia đình sẽ đem cá chép ra sông thả. Đây là ngụ ý của biểu tượng “cá chép hóa rồng” hay “cá chép vượt vũ môn”.
Có thể bạn muốn đọc thêm: