Phản hồi của bạn

 
 

Tỳ Hưu - Linh vật phong thủy may mắn cho đường Tài Lộc, Công Danh

08:16 22/12/2017

Trong các vật phẩm phong thủy ngày nay, Tỳ Hưu là một linh vật được nhiều người yêu thích và lựa chọn để cầu tài, cầu công danh trong sự nghiệp. Theo truyền thuyết, Tỳ Hưu là một loại mãnh thú rất dũng mãnh, nhưng lại mang đến những điều thiện, tốt lành cho loại người. Rất được ưa chuộng, tuy nhiên Tỳ Hưu là gì, nguồn gốc của nó ra sao, và tác dụng của nó như thế nào chắc hẳn không nhiều người biết được. Sau đây Biên đại diện cho phong thủy Phan Gia xin chia sẻ những thông tin cụ thể hơn về linh vật này và cách sử dụng như thế nào để tối ưu tác dụng nhất.

I. Tỳ Hưu là gì?

Tỳ Hưu là một linh vật có hình dáng giống Kỳ Lân nhưng người dài hơn một chút vì là con thứ chín của Rồng. Khi sinh ra Tỳ Hưu bị dị tật không có hậu môn nên chỉ vài ngày sau khi chào đời liền về trời. Ngọc Hoàng Thượng đế thương tình thấy Tỳ Hưu còn đỏ hỏn nên đau xót ban cho thành thần.

Tỳ hưu có mặt con Lân đực, có một sừng và có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Thức ăn của chúng là vàng bạc, châu báu. Vì không có hậu môn do vậy vàng bạc chỉ có vào mà không có ra. Vì vậy, Tỳ Hưu được ưa chuộng bày trong nhà ở, văn phòng để hút tiền vào như nước.

II. Tác dụng của Tỳ Hưu trong phong thủy

Về tác dụng của Tỳ Hưu trong phong thủy thì có nhiều tác dụng:

1. Tác dụng chiêu tài, chiêu lộc

Theo quan điểm phong thủy, Tỳ Hưu được coi như một linh vật mang điềm lành, sở hữu sức mạnh thần bí có khả năng bảo vệ của cải khỏi thất thoát, giúp thu hút tài lộc về cho chủ nhân và mang đến sự phú quý, thịnh vượng.

2. Tránh tà khí

Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như: Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà.

3. Tỳ Hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành

Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương. Tất nhiên khi đặt bất cứ vật phẩm phong thủy nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.

4. Tỳ Hưu hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”

Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ: Mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận. Đặt linh vật tỳ hưu sẽ hóa giải điều này.

III. Những lưu ý khi sử dụng Tỳ Hưu

1. Cách bài trí tỳ hưu

- Đặt tỳ hưu ở cửa chính nhà, cơ quan, công ty, xí nghiệp

- Đặt tỳ hưu trong phòng khách, trong hoặc trên két sắt, trên bàn làm việc hay tại các cơ sở kinh doanh

- Đặt tỳ hưu cạnh ban thờ thần tài

- Một nguyên tắc rất quan trọng là đặt tỳ hưu luôn hướng ra cửa chính, không được đặt trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, trong nhà bếp

2. Cách khai quang điểm nhãn

- Tỳ hưu sau khi “thỉnh” (mua) về phải bịt mắt lại, đợi tới ngày khai quang điểm nhãn xong mới mở ra.

-  Chọn một ngày đẹp.

-  Đặt Tỳ Hưu quay về phía bàn thờ Thần Tài hoặc hướng hợp với mình

-  Đứng phía sau Tỳ Hưu hai bàn tay chắp vào hình dấu +, mắt nhắm vào và cầu ước điều mình muốn, phải thật thành tâm thì mới linh.

- Sau khi ước, quay Tỳ Hưu lại phía mình.

-  Lấy tăm bông thấm một chút nước chè điểm (chấm) vào mắt Tỳ Hưu, điểm mắt trái trước sau đó điểm mắt phải, lặp lai 3 lần.

-  Tay trái giữ chắc Tỳ Hưu, dùng ngón cái tay phải xoa đầu Tỳ Hưu, xoa từ phía trước ra phía sau, lặp lại 3 lần.

- Thả lỏng tay, tháo dây vải đỏ ở cổ Tỳ Hưu để Tỳ Hưu bắt đầu đi ăn tiền. Đến đây thì việc khai nhãn cho tỳ hưu đã xong

Lưu ý: Khi khai quang thì chỉ có một mình mình bởi sau khi khai quang, tỳ hưu bắt đầu có linh hồn và người đầu tiên tỳ hưu nhìn thấy sẽ suốt đời phù tá người đó.

3. Những điều cấm kỵ

-  Không được đặt Tỳ Hưu xông chính môn (từ ngoài quay vào trong nhà) mà phải đặt đầu Tỳ Hưu quay ra ngoài.

-  Không quay Tỳ Hưu vào gương, vì gương có quang sát, Tỳ Hưu rất kỵ.

-  Không đặt đối với giường ngủ, vì như thế xẽ không có lợi cho chính mình.

- Theo truyền thuyết thì tỳ hưu ưa sạch sẽ, tính trẻ con nên khi thỉnh về cần nâng niu, tắm rửa sạch sẽ, đặt nơi yên tình, sạch sẽ

-  Phụ nữ đến tháng, có thai không được sờ vào Tỳ Hưu (Tỳ Hưu kỵ huyết sát, quang sát, thai sát)

-  Không nên thường xuyên làm sạch Tỳ Hưu, mổi năm chỉ nên tắm rửa cho Tỳ Hưu 4 lần vào các ngày âm lịch sau đây 6/2, 2/6. 14/7, 12/9.

-  Không được tuỳ tiện thay đổi vị trí, không nên sờ mó vào miệng và phần đầu Tỳ Hưu, nếu muốn thay đổi vị trí Tỳ Hưu trước tiên phải dùng vải đỏ che phần đầu Tỳ Hưu rồi mới chuyển.