Phản hồi của bạn

 
 

Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

10:27 11/09/2021

Theo phong tục tập quán người Việt từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này người ta làm mâm cỗ cũng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu và vui hưởng bánh kẹo cùng trái cây trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo, trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là phá cỗ.

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và theo lịch sử ghi chép lại thì đây là dịp mà vua Lý chọn làm ngày tạ ơn thần Rồng . Bởi lẽ theo quan niệm dân gian thì chính nhờ thần Rồng mà vụ mùa của dân chúng được bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no và hạnh phúc.

Dù đã trải qua hơn 1000 năm nhưng ngày Tết Trung Thu vẫn được dân ta gìn giữ cho đế thời điểm hiện tại. Đây là dịp để gia đình cùng đoàn tụ và cảm nhận hương vị của tình thân, của sự sung túc. Bên mâm ngũ quả cùng những món ăn truyền thống, những thành viên trong gia đình sẽ cùng hàn huyên ôn lại những câu truyện cũ vào trao tay những món quà đầy yêu thương.


Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường được gọi là Tết thiếu nhi

Phong tục trong ngày Tết Trung Thu

- Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả nông thôn và thành thị yêu thích. Vào những ngày này, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản như giấy màu, giấy kính, khung tre,... Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết thiếu nhi.


- Múa Lân là một trong những hoạt động đặc sắc và được các em nhỏ mong đợi nhất trong dịp này. Hòa vào tiếng trống nhộn nhịp và những sắc màu đầy nổi bật của những chú lân chắc chắn sẽ đem đến cho các bé những trải nghiệm khó quên nhất.

- Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu của mỗi gia đình để bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên trong dịp này. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau mang đậm màu sắc của vùng miền.

Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.