Phản hồi của bạn

 
 

Có những tiêu chuẩn nào để đánh giá được chất lượng cũng như giá trị của 1 viên đá quý?

17:27 01/04/2018

Trong thế giới đá phong thủy có rất nhiều chủng loại đá khác nhau nhưng không phải loại đá nào cũng đều được gọi là đá quý. Bởi 1 viên để được xem là đá quý thì phải đáp ứng rất nhiều yếu tố và tiêu chuẩn khác nhau. Càng đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn thì thì viên đá đó càng quý, giá trị của nó càng cao. Vậy có những tiêu chuẩn cơ bản nào để đánh giá được chất lượng cũng như giá trị của 1 viên đá? Hãy cùng phong thủy Phan Gia tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đẹp

Đẹp là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị của 1 viên đá, quyết định sức hấp dẫn mà nó đem lại cho người xem. Tuy nhiên, nói một viên đá nào đó đẹp thì hơi khách quan 1 chút cho nên cần phải dựa vào 1 số yếu tố sau đây:

Màu sắc

Đá Ruby, Saphire, Jade… là những loại đá có màu sắc vô cùng hấp dẫn. Đặc điểm chung của chúng là có màu sắc rất tươi và đậm màu. Viên đá có màu sắc càng tươi, đậm màu thì viên đá đó càng đẹp, giá trị càng cao.

Viên đá có màu sắc càng tươi, đậm màu thì viên đá đó càng đẹp, giá trị càng cao.

Độ trong suốt

Cũng giống như màu sắc, nếu viên đá có độ trong suốt cao, không để lẫn tạp chất thì chắc chắn viên đá đó sẽ được đánh giá rất cao.

Độ ánh (phản chiếu ánh sáng)

Kim cương là 1 ví dụ điển hình cho những loại đá có độ ánh cao. Độ phản chiếu ánh sáng của đá càng cao thì nó càng thu hút sự chú ý của người xem. Khiến người xem như bị lôi cuốn, mê hoặc.

Các hiệu ứng quang học đặc biệt

Ánh mắt con người rất dễ bị hấp dẫn bởi những hiện tượng quang học đặc biệt. Vì vậy, với những viên đá có những hiệu ứng đặc biệt của riêng mình cũng sẽ khiến cho con người bị kích thích mạnh mẽ.  Ví dụ như là hiệu ứng “trò chơi ánh sáng” (play-of-color) của đá Opal, hiệu ứng ánh sao của đá Ruby hay là hiệu ứng mắt mèo của đá Saphire…

Bền

Bền cũng là 1 trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của 1 viên đá. Viên đá có thể chịu được những tác động từ bên ngoài như va chạm, nhiệt độ, hóa chất… trong quá trình sử dụng thì nó càng có giá trị cao. Độ bền của đá được thể hiện ở các yếu tố sau:

Độ cứng

Để đánh giá độ cứng của đá chúng ta thường sẽ dụng thang độ cứng Mohs. Có giá trị từ 1 đến 10 với 10 là độ cứng cao nhất. Thông thường, các viên đá quý thường có độ cứng từ 7 điểm trở lên. Độ cứng càng cao thì sẽ giúp viên đá chống chịu va đập tốt hơn, ít có khả năng bị sứt mẻ, trầy xước.

Độ dai

Một số loại đá quý chỉ có độ cứng từ 6 – 6.5 nhưng rất bền vững. Bởi chúng có độ dai cao do cấu trúc tinh thể đặc biệt. Ví dụ điển hình là ngọc Jade, độ cứng chỉ ở mức trung bình nhưng do cấu trúc có dạng sợi bó cho nên cũng rất bền và được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là tại Việt Nam và các nước châu Á.

Bền vững về mặt hóa học

Độ cứng hay độ dai là những yếu tố đánh giá dựa vào sự bền vững cơ học. Ngoài những điều này, 1 viên đá quý phải chịu được sự tác động của các loại hóa chất (đặc biệt là acid) và cả nhiệt độ cao.

Bền cũng là 1 trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của 1 viên đá

Hiếm

“Hiếm thì mới quý”, đó là quan niệm chủ quan từ 1 số người. Nhưng không phải là không có lý do của nó. Ví dụ như 1 loại đá được bán đầy rẫy ngoài đường và 1 loại đá chỉ được sở hữu bởi một số cá nhân nhất định hoặc rất khó để tìm kiếm. Thì mặc định loại đá được sở hữu riêng được xem như là 1 loại đá quý. Hoặc một ví dụ có thật khác đó là vào trước thế kỉ 20, đá thạch anh Tím được rất nhiều người ưa chuộng và có giá trị cực kì cao do độ hiếm của nó. Bởi lúc đó chưa có nhiều kĩ thuật khai khoáng. Tuy nhiên, sau thế kỉ 20 rất nhiều nơi thế giới khai thác được thạch anh Tím từ đó giá trị của thạch anh Tím cũng giảm hẳn xuống.

Ba tiêu chuẩn Đẹp – Bền – Hiếm là những tiêu chuẩn quyết định giá trị của 1 viên đá quý. Ngoài ra còn 1 số yếu tố khác để quyết định như:

Thị hiếu

Thị hiếu là 1 tiêu chuẩn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như tính cách, dân tộc, khu vực địa lý, lịch sử hay là văn hóa… Tùy vào từng yếu tố mà mỗi nơi có những thị hiếu khác nhau. Một viên đá ở nơi này được xem là đá quý nhưng ở nơi khác thì nó lại không được yêu thích hoặc sử dụng.

Độ hoàn hảo

Viên đá cũng giống như con người vậy. Càng đẹp trai, xinh gái, học giỏi, nhà giàu, tính tình ga lăng, hiền lành hay dịu dàng thì càng được nhiều người chú ý, được xem là những con người hoàn hảo. 1 viên đá quý cũng vậy, không có khuyết điểm bên trong cấu trúc hình thành, được chế tác tỉ mỉ hoàn hảo trên từng milimet thì giá trị của nó càng cao.

Kích thước

Một viên đá có kích thước càng lớn thì giá trị của nó càng cao. Tuy nhiên, việc kích thước lớn hay nhỏ có phản ánh giá trị của viên đá đó hay không cũng phải tùy thuộc vào những tiêu chí khác nhau. Đôi khi 1 viên đá quý đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn nhưng có kích thước nhỏ cũng có giá trị lớn hơn 1 viên đá quý có kích thước lớn nhưng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn.

Quả cầu thạch anh xanh có kích thước lớn và chất lượng cao

Chất lượng chế tác

“Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài, cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”. Đá quý thật sự chỉ có giá trị khi được chế tác, mài giũa. Chất lượng chế tác được đánh giá qua các thông số như hình dạng, sự cân đối (đối xứng), độ bóng cũng như độ hoàn thiện.