Phản hồi của bạn

Cách tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài đúng cách

17:16 13/11/2023

Ban thờ (nói chung) và ban thờ thần tài (nói riêng) là “cầu nối tâm linh” mà gia chủ hướng về Chư vị Thần linh, Tiên Tổ để thỉnh cầu và nhận được “Âm phù, Dương trợ”. Một trong các nghi thức trọng yếu, không thể thiếu với bất cứ gia chủ nào, đó là việc tiến hành tịnh sái, rút tỉa chân nhang cho ban thờ Thần tài.

Tuy nhiên, cách thức cũng như trình tự và các lưu ý xoay quanh việc tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài vẫn là băn khoăn của không ít gia chủ. Các bạn cùng Phong Thủy Phan Gia tìm hiểu các khía cạnh trên qua bài viết dưới đây nhé!

Mục đích của việc tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài

Bát hương ban thờ Thần Tài là một trong những khu vực không gian tâm linh trọng yếu không chỉ với tư gia, mà càng trở nên đặc biệt với các địa điểm kinh doanh, trung tâm thương mại hay địa điểm mua sắm. Do được lên hương mỗi ngày, trong một thời gian dài và liên tục, nên lượng chân hương sẽ mau chóng đầy so với kích cỡ bát hương. Do đó, việc tỉa bớt chân nhang là việc không thể thiếu.

Ngoài ra, tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài không chỉ đưa lại sự thuận tiện trong việc thờ cúng, mà còn là sự thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh, nhất là Thần Tài – vị Thần chi phối trực tiếp tới tài lộc và vận trình trong kinh doanh.

Thời điểm thích hợp nhất để tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài

Theo quan niệm dân gian, việc tỉa chân nhang ban thờ Thần tài thường rơi vào các dịp cuối năm. Tối ưu nhất, thường vào các dịp như:

- 23 tháng chạp.

- Ngày vía thần tài.

- Ngày rằm tháng Bảy (Âm lịch).

Ngoài ra, khi bát nhang ban thờ Thần Tài quá đầy, gia chủ cũng có thể xin rút chân nhang vào ngày Rằm hàng tháng. Chỉ cần chú ý, trước khi tiến hành cần làm lễ, thực hiện đúng và đủ các bước là được.

Các vật phẩm cần chuẩn bị cho việc tỉa chân nhang

Việc tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài không thể là việc tùy tiện, để tối hảo, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ một số lễ vật như: Nến, h ương , h oa tươi, đ ồ cúng (hoa quả, bánh kẹo…), đ ồ uống (nước, bia, nước ngọt…)

Ngoài ra, cần chuẩn bị nước ngũ vị hay rượu gừng sạch và khăn sạch phục vụ cho việc tịnh sái, tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài.

Cách tỉa chân nhang ban thờ

Đọc bài văn khấn xong, gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang bát nhang cho ban thờ Thần Tài. Với chân nhang được rút tỉa, các bạn có thể để gọn trong một trang báo sạch và để riêng, sau khi tỉa chân nhang xong sẽ đem đi hóa. Cần làm hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng, tránh tro văng ra khu vực khác của ban thờ.

Các bạn lưu ý: Khi tịnh sái cho bát hương ban thờ Thần Tài, để tránh xê dịch, ta có thể một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn thấm rượu gừng đã vắt khô làm sạch miệng và phần thân bát hương. Đến khi trong bát nhang chỉ còn lại 3 hay 5 chân hương cũ, ta sẽ để lại. Với các đồ thờ cúng khác của ban thờ Thần Tài, gia chủ có thể xếp riêng trên một chiếc bàn đặt sát cạnh (trên có phủ vải lụa đỏ hay giấy đỏ) để tiện cho việc tịnh sái, làm sạch.

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phan Gia, các bạn không chỉ nắm được cách thức cũng như các lưu ý quan trọng khi tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài đầy đủ, mà còn thêm lý giải về một nét văn hóa tâm linh trong truyền thống tín ngưỡng của dân tộc.

Quý khách có nhu cầu, xin liên hệ:
Phong Thủy Phan Gia
Địa chỉ: Số 51, Đại Lộ Lê Nin, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0961 37 8383 / 0961 94 8383
Website: phongthuyphangia.com
Fanpage: PHONG THỦY PHAN GIA